top of page

7 LƯU Ý KHI LẮP ĐIỆN MẶT TRỜI

Đã cập nhật: 4 thg 2, 2020

Điện mặt trời là một công nghệ phát điện đã phổ biến rất nhiều tại Việt Nam. Việc lắp đặt hệ thống này cũng liên quan chặt chẽ tới kết cấu mái nhà và hệ thống đường điện của ngôi nhà. Vậy hãy cùng xem, khi lắp đặt điện mặt trời thì cần lưu ý vấn đề gì:


1. Mặt bằng mái


Mái nhà phổ biến hiện nay có 3 kiểu: Mái bằng, mái ngói, mái tôn. Tùy theo từng loại mái, phần khung liên kết mái với các tấm pin năng lượng mặt trời sẽ khác nhau. Chi phí phần khung liên kết của các loại mái này cũng khác nhau. Thông thường, mỗi kWp cần diện tích từ 7 đến 8m2. Phần diện tích này đảm bảo cho các tấm pin và việc lắp đặt bảo trì.


2. Hướng và độ nghiêng lắp đặt tấm pin.


Hướng lắp đặt của các tấm pin nghiêng về hướng trong khoảng từ Đông Nam tới Tây Nam, hướng tốt nhất là chính Nam. Lựa chọn hướng lắp đặt này do mặt trời và xích đạo nằm ở phía Nam, các tấm pin sẽ hấp thụ được nhiều năng lượng nhất nếu quay về hướng mặt trời. Về độ nghiêng của tấm pin còn tùy thuộc theo độ nghiêng của mái nhà, nếu lắp đặt trên mái bằng, các tấm pin cần để nghiêng 10-15 độ. Việc các tấm pin đặt nghiêng cũng giúp làm sạch bề mặt khi có mưa và nước sẽ không bị ứ đọng trên tấm pin.



3. Các vật cản gây đổ bóng lên tấm pin.


Các tấm pin cần lắp đặt ở một nơi thoáng, đón được nhiều ánh sáng nhất. Việc bị che bóng dù chỉ một phần sẽ làm hiệu xuất các tấm pin giảm đáng kể. Một số vật cản thường gặp là cây cối, nhà hàng xóm, lá cây rụng hoặc chính các tấm pin đổ bóng lên nhau nếu bị lắp quá gần.


4. Vị trí đặt inverter và tủ điện.


Bộ chuyển đổi inverter và tủ điện cần được đặt trên tường, tại những nơi khô ráo, thoáng mát vì các thiết bị này chứa nhiều linh kiện điện tử. Điện tích cần cho các thiết bị này khoảng 1 đến 1,5 m2 và nếu có thể thì hãy đặt càng gần vị trí các tấm pin càng tốt. Vì dòng điện từ các tấm pin đến bộ inverter là dòng một chiều DC, dây dẫn càng ngắn thì sẽ càng giảm được tổn hao trên đường truyền.


5. Tính thẩm mỹ của đường dây khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời.


Nếu mọi người đang trong quá trình thi công điện của ngôi nhà, thì đây là thời điểm thích hợp để khảo sát và lắp đặt điện mặt trời. Mọi người có thể tranh thủ làm đường điện đi chìm trong tường cho hệ thống điện mặt trời. Việc này cũng đảm bảo ăn toàn hơn so với đường điện nổi.


6. Khoảng cách giữa các hàng pin trên mái bằng.



Vào lúc đầu buổi sáng hoặc cuối buổi chiều là lúc mặt trời thấp, các hàng pin cần đảm bảo khoảng cách để các hàng pin không bị đổ bóng lên nhau.


7. Vệ sinh tấm pin, bảo trì hệ thống định kỳ.



Qua thời gian hoạt động, bụi bẩn trong không khí sẽ bám vào bề mặt các tấm pin. Vào mùa mưa có thể không cần nhưng vào mùa khô hoặc những nơi gần công trường, nơi thời tiết khô hanh thì việc vệ sinh cần được thực hiện khoảng 3 tháng một lần. Bên cạnh vệ sinh tấm pin, phần giàn khung cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Với các giàn khung kém chất lượng, có thể xảy ra tình trạng rỉ sét, cong vênh biến dạng. Cuối cùng là các thông số về dòng điện, điện áp, công suất của hệ thống.


Chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Thương mại Công nghệ và Giải pháp Hạ Long

Số 12/55 phố Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Hotline: 094 215 6763 (Mr.Trường SOLAR)

https://www.halongjsc.com/phu-kien-solar

Email: info@halongjsc.com.vn

truong.dang@halongjsc.com.vn


0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page