top of page

CHÍNH THỨC: Người dân tiếp tục bán lại điện mặt trời cho EVN

Vậy là sau 280 ngày chờ đợi, chiều ngày 06/04/2020, qua quyết định số 13/2020/Qđ-TTg, Thủ tướng Chính Phủ đã chính thức công bố giá mua điện mới từ các hệ thống năng lượng mặt trời. Điểm mới hiện nay là điện mặt trời được chia theo 3 loại: Dự án điện mặt trời nổi (các hệ thống lắp đặt trên mặt hồ), Dự án điện mặt trời mặt đất và Hệ thống điện mặt trời mái nhà.



Theo đó, chúng ta có thể thấy loại hình được ưu tiên nhất hiện nay là các hệ thống điện mặt trời áp mái. Với các lí do, loại hình này chi phí đầu tư rẻ, các hộ gia đình hiện nay có thể tự chi trả một phần hoặc toàn bộ giá trị của hệ thống. Bên cạnh đó, các hệ thống áp mái phân tán rộng khắp, giảm áp lực lưới điện của khu vực, không phải đầu tư đường dây truyền tải hay xây thêm trạm biến áp. Cuối cùng là hệ thống áp mái không chiếm dụng đất mà chỉ tận dụng các diện tích bỏ trống trên mái nhà. Vì tất cả các lợi thế đó, khi loại hình áp mái này càng phổ biến thì sẽ càng giảm được nguy cơ thiếu điện vào các mùa cao điểm, đem lại nhiều giá trị cho người dân. Tuy nhiên, người dân cần phải lưu ý, giá mua điện này chỉ áp dụng với các hệ thống được vận hành, ký kết hợp đồng mua bán điện trước 31/12/2020. Vậy là với mức giá này, Chính Phủ chỉ còn chờ người dân hơn 5 tháng nữa để người dân đưa ra quyết định có lắp hay không. Tuy nhiên, mùa hè đến kéo theo nhu cầu sử dụng điện tăng cao và tình trạng thiếu điện thì lại không chờ người dân mà vẫn đến đều đặn hàng năm.


Nhà máy điện mặt trời nổi Đa Mi tại Bình Thuận


Ngoài loại hình áp mái thì các dự án điện mặt trời nổi cũng đang được khuyến khích đầu tư vì các hệ thống này có đặc điểm thường xây trên các mặt hồ của nhà máy thủy điện, có thể cùng tạo ra điện với các tuabin của nhà máy. Hơn nữa việc xây dựng trên các mặt hồ vừa không tốn diện tích đất lại vừa giúp các tấm quang điện có hiệu suất tốt hơn do được tản nhiệt bởi hơi nước của hồ.

Với các dự án điện mặt trời trên mặt đất, sau một thời gian bùng nổ và có tốc độ phát triển quá nhanh, loại hình này đã bộc lộ một số hạn chế như sự bất ổn của công suất hay khó khăn trong việc truyền tải. Vì vậy, sự ưu ái với loại hình này có lẽ đã bị giảm đi đôi chút và giá mua điện từ các dự án này chỉ còn 7.09 UScent/kWh. Riêng với tỉnh Ninh Thuận, nơi được coi là thủ phủ của điện mặt trời, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các nhà đầu tư, Chính Phủ vẫn sẽ giữ nguyên giá mua điện là 9.35 UScent/kWh giống với thời điểm trước 30/06/2019 với điều kiện, các dự án phải gấp rút hoàn thiện, đưa vào vận hành thương mại trước ngày 01/01/2021.

Có thể nói, việc đưa ra giá mua điện mặt trời mới này tuy chậm nhưng đã thể hiện đúng định hướng và quyết tâm của Việt Nam trong việc đưa năng lượng tái tạo, năng lượng sạch vào nhiều trong đời sống. Qua đó, góp phần tạo ra được nhiều giá trị về kinh tế, xã hội, môi trường. Quyết định này có chính thức có hiệu lực từ ngày 22/05/2020.



Công ty Cổ phần Thương mại Công nghệ và Giải pháp Hạ Long

Số 12/55 phố Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Hotline: 094 215 6763 (Mr.Trường SOLAR)

https://www.halongjsc.com/phu-kien-solar

Email: info@halongjsc.com.vn

truong.dang@halongjsc.com.vn

0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page